Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 phổ biến hơn trong xã hội hiện đại và được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới hiện nay.
Các tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO (International Organisation for Standardisation) ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này được thành lập vào năm 1947 với 163 thành viên. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 77 của ISO kể từ năm 1977. Tổ chức ISO là liên hiệp các Tổ chức tiêu chuẩn của quốc gia hoạt động với mục đích thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc giữa các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên toàn thế giới thông qua việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn chung.
Tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những bộ tiêu chuẩn cơ bản được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. ISO 9001 tập hợp các yêu cầu để hình thành một hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001 hoặc các hệ thống quản lý thuộc tiêu chuẩn khác là bằng chứng khách quan chứng minh rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng.
Phiên bản thứ 5 của ISO 9001 được ban hành vào 15/9/2015 có tên gọi là ISO 9001:2015. Trong phiên bản mới nhất này xuất hiện một số thay đổi quan trọng. ISO 9001:2015 khuyến khích vận dụng cách tiếp cận theo quá trình khi triển khai, thực hiện và cải tiến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Cấu trúc cấp cap HLS được sử dụng khi xây dựng 10 điều khoản của tiêu chuẩn. Một số khái niệm được cập nhật, bối cảnh của tổ chức và tư duy dựa trên rủi ro cũng được chú trọng hơn.
Để tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 phát huy tối đa hiệu quả khi áp dụng vào thực tế thì việc hoạch định và điều hành tổ chức là yếu tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, đơn vị.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thể hiện cam kết, quyết tâm của mình trong việc tuân thủ. Tiếp đến phải lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các quá trình cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn. Nếu gặp khó khăn, vướng vắc, doanh nghiệp có thể tìm tới các dịch vụ tư vấn ISO 9001 để được hỗ trợ.
Để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hành động như: xác định các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ; Thiết lập chuẩn mực cho các quá trình; Xác định các nguồn lực cần thiết để đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ; thực hiện việc kiểm soát các quá trình theo các chuẩn mực; Xác định, duy trì và lưu giữ các thông tin dạng văn bản ở mức độ cần thiết để có sự tin tưởng rằng các quá trình đã được thực hiện đúng như hoạch định và để so sánh sự thay đổi trước và sau khi áp dụng tiêu chuẩn; Thực hiện
chứng nhận ISO 9001 để xây dựng uy tín trong mắt khách hàng và đối tác.
Một kế hoạch ISO 9001 hoàn hảo phải phù hợp với quy mô, bối cảnh và các hoạt động của tổ chức. Ngay cả khi đã đạt được cứng nhận thì doanh nghiệp vẫn phải kiểm soát các thay đổi theo kế hoạch và xem xét hậu quả của các thay đổi không mong muốn, thực hiện hành động khắc phục và cải tiến để giảm thiểu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào khi cần thiết.