Danh mục
Bản tin tiếp theo
'Mưa' điện thoại mới tháng 10
50% ĐTDĐ trên toàn cầu được “made in China”
Compaq Presario C700 series: Laptop giá rẻ của HP
Kính cho từng gương mặt

Danh cho quang cao tel : 0909733248
Người chọn nghề hay nghề chọn người?


Đối với nhiều người tìm việc, đây quả là “một câu hỏi lớn không lời đáp” khi mà chính bản thân họ không hiểu rõ mình muốn gì và mình có thể làm gì! Hệ quả tất yếu, họ… đi “nhầm đường”, loanh quanh mãi trong mê cung nghề nghiệp.

Nhầm đường từ vạch xuất phát

Ngay từ lần lựa chọn “sinh tử” đầu tiên – Đại Học, rất nhiều bạn trẻ đã chọn ngành theo trào lưu thời thượng, nộp đơn thi vào những ngành “hot” như Tiếp thị, Tài Chính, Truyền thông… mà không để ý rằng liệu năng lực (trí tuệ, sức khỏe…) của mình có đáp ứng được với yêu cầu ngành học – công việc trong tương lai hay không. Có thể họ chỉ cần một trường học để giải phóng áp lực đậu đại học, ra trường chỉ cần một nghề nghiệp để giải phóng nhu cầu việc làm. Vô hình trung, họ đặt cả tương lai của mình lên bàn cân may rủi.

“Tìm đường” khi ra trường

Theo thống kê, hàng năm, có từ 15-20% HS-SV ra trường định hướng sai nghề nghiệp dẫn đến chọn việc làm không phù hợp. Có những trường hợp: tốt nghiệp đại học Kiến Trúc, làm kiến trúc sư hai năm không hợp với nghề, chuyển qua làm… phóng viên và yêu thích nghề này thực sự! Hay tốt nghiệp Công Nghệ Thông Tin, cũng làm đúng nghề mấy năm rồi chuyển hẳn sang làm… PR và thấy phù hợp hơn nghề IT khô khan… Tuy nhiên, phù hợp, yêu thích là một chuyện, nhưng họ có đủ năng lực để thăng tiến trong nghề hay không lại là chuyện khác.

Một kiểu “tìm đường” khác khá phổ biến của giới trẻ hiện nay: xu hướng chọn nghề “mì ăn liền”! Họ không tìm hiểu về nghề nghiệp, không hiểu về bản thân mình mà chỉ thấy những lợi ích trước mắt: công việc thời thượng, lương cao, công ty lớn, văn phòng hiện đại hào nhoáng… là lập tức ứng tuyển. Một bài viết chủ đề nghề “hot” Copywriter lên báo, lập tức hôm sau hàng trăm bạn trẻ nộp đơn theo học khóa Copywriting mà không hề băn khoăn liệu mình có đủ khả năng làm nghề không. Từ vị thế “người chọn nghề”, họ đã để nghề nghiệp dẫn mình đi một cách mù quáng.

Phải biết mình là ai

Rốt lại, là người chọn nghề hay nghề chọn người? Tuy hai mà một! Điều quan trọng nhất, như suy nghĩ thực tế của giới trẻ bây giờ, “phải biết mình là ai”. Hãy tự khám phá và đánh giá đúng năng lực – giá trị bản thân, suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi chọn nghề.

Chọn không đúng nghề là đặt cho mình một tương lai bấp bênh. Tuy nhiên, sai lầm trong việc chọn nghề nghiệp – theo cách nghĩ lạc quan, có khi lại là những trải nghiệm hữu ích cho bạn trong cuộc sống. Nếu bạn rút được kinh nghiệm từ thất bại, nhận thức đúng đắn về bản thân và quyết tâm bắt đầu lại, bạn sẽ là người chiến thắng.

Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Tương lai nằm trong tay bạn!

Theo VNworks

Các tin liên quan :
Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
 
 
Next Last
 
Tư vấn tiêu dùng
 Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
 HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
 Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
 iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
 6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
 3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
 Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
 Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
 Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
 Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
Diễn đàn
vietnamtradefair.com
vinalink.com
AdOriflame
Quảng cáo thương hiệu Thiết kế WEB












Doanh nghiệp Bình Định