Đôi lúc bạn hay thắc mắc
sao hình lại tối thế này, nhòe nhoẹt thế kia. Dù không phải là thợ,
bạn vẫn có thể có được những bức ảnh đẹp hơn với một chút hiểu biết
thêm về nguyên lý và kỹ thuật.
Mỗi một chiếc máy ảnh
đều có menu cài đặt. Trước khi thực hiện các bước cài đặt, việc đầu
tiên là chọn chế độ chụp. Thông thường những loại máy đời mới dù
"xịn" hay không thì đều cần phải chọn kích cỡ và chất lượng ảnh. Có
những loại máy dùng ký hiệu là các dấu sao, càng nhiều sao chất
lượng hình càng đẹp. Còn lại các dòng máy khác hiển thị bằng chữ (S,
M, L) hoặc số cỡ ảnh (pixel), số càng to sẽ cho ra tấm ảnh đẹp hơn,
có thể in ảnh khổ lớn.
Chỉnh
ISO : Giống như khi chụp bằng máy ảnh truyền thống, bạn phải
mua phim có đội nhậy phù hợp với điều kiện ánh sáng thì với máy ảnh
số cũng vậy, bạn nên để ISO ( độ nhậy bắt sáng) làm sao vừa dễ chụp,
vừa đẹp. Độ nhậy cao dễ dàng chụp trong điều kiện trời sẩm tối, đêm,
hay trong nhà, nhưng sẽ gây hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy, bạn
nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời sầm. Với 800 hoặc
1600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà
không phát đèn chớp.
Trên nút điều
khiển thường có 2 tới 3 chế độ lấy ánh sáng giúp bạn chọn theo ý
muốn :
Vị trí
A (Aperture), không dùng đèn Flash: Cố định khẩu độ, tự động
tốc độ. Bảng khẩu độ trên tất cả các máy có các con số f2.8, 4, 5.6,
8, 11, 16, 22 mm. Số càng cao thì cửa điều sáng đóng càng nhỏ sẽ cho
độ nét ảnh càng sâu. Chẳng hạn khi bạn chụp một hàng dài người mà
máy ảnh gần người đầu tiên nhất, máy ảnh đóng f22 mm, ảnh sẽ nét rất
sâu từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng (với điều kiện ống
kính không zoom tiêu cự lớn hơn 50 mm). Nếu để f4 hoặc f2.8 mm thì
ảnh chỉ nét được khoảng 1 đến 2 người đầu tiên. Tùy theo các con số
trên mà độ nét nông, sâu cũng như lưu lượng ánh sáng vào ảnh thay
đổi. Để chế độ A này khi chụp chỉ phù hợp với nguồn sáng mạnh,
khoảng 8h sáng đến 6h chiều mùa hè (không áp dụng khi chụp trong
nhà). Nếu bạn cố tình để chế độ này khi chụp ảnh trong nhà hoặc
trong điều kiện ánh sáng yếu, tốc độ màn trập sẽ tự động hạ xuống
gây nên hiện tượng rung tay, ảnh nhòe nét trừ phi camera được đặt
lên chân máy hoặc vật cứng.
Ảnh chụp trong nhà có đèn neon,
không phát đèn chớp, hậu cảnh sáng đều với đối tượng
chụp.
Chụp dùng Flash, hậu cảnh tối
nhìn không rõ chi tiết phía sau đối tượng.
Vị trí
S (Speed), không dùng Flash: Cố định tốc độ, tự động khẩu độ.
Chế độ này các thợ ảnh chuyên nghiệp thường ít dùng vì rất khó chụp
đối với máy ảnh số có độ nhạy ánh sáng cao. Các con số tốc độ trên
máy thường là từ 2" (2 giây) đến 1/2000" (một phần 2000 giây). Để
đảm bảo cho một tấm hình không bị mất nét khi chụp, ánh sáng ngoài
trời không sầm sì, một người hoặc vật đang chuyển động hoặc di
chuyển với tốc độ nhanh bạn nên để tốc độ từ 1/125'' cho đến
1/2000'' (số càng to thì tốc độ đóng mở màn trập càng nhanh, ánh
sáng vào càng yếu). Không như camera du lịch, các dòng máy chuyên
nghiệp tốc độ nhanh có thể lên tới 1/4000'', chậm là 32". Tuy nhiên
tốc độ càng cao, độ nét sâu của hình ảnh càng
giảm.
Vị trí
Auto (Automatic): Chế độ này tự động hoàn toàn cả tốc độ lẫn
khẩu độ. Trong điều kiện ánh sáng yếu, máy sẽ tự động phát đèn Flash
cho bạn đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng. Nhược điểm của chế độ này là
ảnh chỉ sáng được những vị trí nào mà đèn với tới. Thông thường,
những tấm ảnh dùng đèn flash, hậu cảnh bị tối trừ khi bạn chụp trong
điều kiện trời thật sáng và nắng. Cái hay của chụp flash ngay cả khi
có nắng là các điểm khất của mặt người được chụp như hốc mắt, hốc
mũi, vùng cổ...không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên
toàn khuôn mặt.
Có đèn Flash phả nhẹ, mặt người
đẹp và hài hòa hơn, mắt không bị quầng tối.
Hình ảnh được
chụp từ các loại máy du lịch với đèn flash tự động có thể sẽ xấu hơn
so với các thợ chuyên nghiệp bởi các đèn phát sáng tháo rời có chế
độ Manual (chọn mức xả nhẹ, trung bình hoặc phát hết năng lượng).
Trong bất kỳ tình trạng ánh sáng nào, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng chế
độ xả đèn hợp lý vừa đủ sáng mà lại không tối hậu cảnh, góc cạnh
trên mặt hài hòa mà không bị bệt hay bị "lốp" sáng.
Vị trí
M (Manual): Chọn tốc độ, khẩu độ theo ý muốn. Để dùng được chức
năng này đối với máy ảnh số ngay cả các phóng viên ảnh, thợ chuyên
nghiệp cũng phải rất lúng túng khi sử dụng, có khi không ai dám
dùng. Tăng một khẩu độ hay giảm một tốc độ chỉ cần chỉnh sai một con
số tấm ảnh có thể thiếu sáng hoặc dư sáng đến mức tội nghiệp. Có khi
phải chỉnh đổi tốc độ đến ba bốn lần mới chụp được tấm ảnh vừa sáng.
Xử lý
ảnh bằng Photoshop sau khi chụp
Thông thường,
sau khi chụp bằng chế độ tự động, đổ ảnh từ card vào máy tính sẽ
thấy ảnh hơi tối đen. Bạn phải cần đến một chiếc máy tính có cài sẵn
phần mềm Photoshop để xử lý chúng. Chỉnh sửa những tấm hình đó sao
cho đẹp mỗi người một thủ thuật riêng. Sau đây là một bí quyết nhỏ
cho bạn tham khảo.
Các thao tác
chỉnh sửa sau khi mở một tấm hình vừa chụp :
Open\Image\Adjustment\Curves
Ở bảng Curves,
bạn có thể kéo dây căng chéo sao cho vừa độ sáng ảnh hoặc đánh số
vào phần "Input", "Output".
Image\Adjustment\Autocolor. Đây là phần tự động
chỉnh màu phù hợp. Phần này thao tác xong mà bạn thấy màu xấu hơn có
nghĩa là màu đã chuẩn bạn hãy bấm Ctr + Z hoãn
lại.
Chưa xong, bạn
cần chỉnh contrast bằng cách :
Image\Adjustment\Brightness/Contrast. Kéo thanh contrast
lên khoảng 10 đến 12, nếu chưa thấy ổn có thể tăng thêm chút nữa.
Bạn sẽ thấy độ tương phản cao hơn, màu đẹp hơn.
Image\Adjustment\Color Balance. Phương pháp chỉnh
màu dư trên ảnh. Nếu hình thiên về màu đỏ, bạn hãy tăng màu xanh
hoặc giảm chính màu đó đi.
Image\Adjustment\Saturation. Ở bảng công cụ này bạn
kéo thanh Saturation lên hoặc đánh một con số hợp lý mà không nhiều
quá. Lúc này màu sẽ tươi hơn, rực rỡ hơn, bạn đã có một tấm ảnh
tuyệt hảo.
Image\Adjustment\Selective Color. Cuối cùng bạn
chỉnh những màu riêng biệt theo ý muốn. Cần triệt tiêu hay thêm màu
gì click vào màu đó rồi chỉnh. Bạn sẽ được tấm hình như
ý.
Theo Hoàng Hà
Số
hóa
|