Danh mục
Bản tin tiếp theo
Sony lộ diện thêm dòng laptop FW, SR và Z
Thêm một camera “khủng” 56 megapixel
Cuối năm nay sẽ có iPhone 3G màu đỏ
Cảm nhận LG KC550 5 “chấm” giá rẻ

Danh cho quang cao tel : 0909733248
KHAI MẠC FESTIVAL : Rực rỡ những sắc màu hội tụ


Tối qua (1.8), Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 với chủ đề “Hội tụ và phát triển” đã chính thức khai mạc. Trước đó, vào buổi sáng đã diễn ra Lễ rước Hoàng đế Quang Trung và Văn thần Võ tướng nhập điện. Trên quê hương người anh hùng Áo vải, màu đỏ của sắc cờ đào, hòa trong tiếng trống hội rạo rực, cộng cảm cùng những lòng người náo nức.

 

                                    Tái hiện hình ảnh vua Quang Trung. Ảnh: Trần Sự.
 

* Khí phách Tây Sơn vọng về…

Sáng ngày 1.8, tại Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn), từ sáng sớm, người dân đã ngồi kín khán đài và các khu vực quanh nơi tổ chức Lễ rước Hoàng đế Quang Trung và Văn thần Võ tướng nhập điện. Ngoài tâm trạng náo nức, trong lòng mỗi người còn là sự ngưỡng vọng, tôn kính và ý thức tâm linh khi hướng về Quang Trung - vị Hoàng đế anh minh, vị tướng quân bách thắng.

Lễ rước Hoàng đế Quang Trung và các Văn thần, Võ tướng nhập điện diễn ra long trọng và trang nghiêm. Lễ rước mở đầu với màn múa “Hoa đăng” trong nền nhạc Lưu thủy, Kim tiền, Xung phong long hổ, như dẫn dắt người xem đi vào hoài niệm. Bài múa “Thêu cờ đại nghĩa” thể hiện sự gởi gắm của niềm tin, của lòng người vào ngọn cờ đại nghĩa của phong trào Tây Sơn. “Lễ cầu Quốc thái Dân an” với các hoạt cảnh tái dựng lại Triều đại Tây Sơn thịnh trị, cùng màn múa của ông Địa và Tứ linh, Quỳnh tương và mâm quả, như ước mong về một cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh… 

Phần chính của lễ rước được tổ chức hoành tráng, uy nghi, với các đội tiền quân, trung quân và hậu quân gồm 400 nam binh và nữ binh trong sắc phục nghĩa quân Tây Sơn, binh khí sáng ngời. Hoàng đế Quang Trung đứng trên bành voi, vung gươm về trước, phía sau là lá cờ đại nghĩa giương cao; hai hàng Văn thần, Võ tướng cưỡi ngựa theo sau... Tất cả tạo cho người dự lễ sự liên tưởng và cảm nhận về tài đức của Quang Trung, người đã hội tụ được sức mạnh của toàn dân dưới ngọn cờ đại nghĩa, làm nên những chiến thắng oai hùng.

Sau màn múa của 100 cô gái cầm cành đào và 100 cô gái cầm cành mai, các đoàn đại biểu, du khách và nhân dân lần lượt tiến vào dâng hoa trước Tượng đài Hoàng đế Quang Trung và dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt. Khép lại phần lễ, “Ngày hội Tây Sơn” tưng bừng diễn ra với các màn biểu diễn trống trận Tây Sơn, Võ Tây Sơn - Bình Định, trò chơi dân gian… đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, thưởng lãm.

Lễ rước Hoàng đế Quang Trung và Văn thần Võ tướng nhập điện được tổ chức trên mảnh đất Tây Sơn lần này mang đậm sắc thái truyền thống của miền đất Võ. Nhà văn Huỳnh Thạch Thảo (Phú Yên), người đã “lăn lộn” với Festival Tây Sơn - Bình Định trong những ngày qua, nhận xét: “Người dân Tây Sơn hiền hòa, lịch sự, chân chất, nồng hậu trong chào đón khách. Cách tổ chức lễ hội cũng rất độc đáo, diễn tả được cả một quá trình lịch sử diễn ra trên đất Tây Sơn gắn chặt với sự nghiệp lẫy lừng của Hoàng đế Quang Trung”. Bác Phan Anh Quý, 73 tuổi, nhà ở thị trấn Phú Phong, cho rằng: “Lễ rước lần này đã tạo được sự ngưỡng vọng cao cả cho dân chúng. Tôi vô cùng thỏa mãn”.

 

Một tiết mục tại Lễ Khai mạc Festival Tây Sơn - Bình Định. Ảnh: Văn Lưu

 

* Ấn tượng đêm “Hội tụ”

19 giờ đêm 1.8, còn một giờ đồng hồ nữa mới diễn ra Lễ Khai mạc Festival, nhưng Quảng trường trước Trung tâm Thương mại Quy Nhơn, địa điểm diễn ra lễ khai mạc, đã kín người; khán đài 9.000 chỗ không còn một chỗ trống.

Sau lễ khai mạc khá ngắn gọn nhưng đầy đủ, là chương trình nghệ thuật tổng hợp mang chủ đề “Nghĩa khí Tây Sơn - Hội tụ và phát triển” do NSND Vũ Hoài làm Tổng Đạo diễn, với sự tham gia biểu diễn của hàng nghìn nghệ sĩ, diễn viên, học sinh - sinh viên của Bình Định và các đơn vị nghệ thuật đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Khúc mở đầu của lễ khai mạc “Nghĩa khí Tây Sơn”, với hình ảnh “Hoàng đế Quang Trung” cưỡi voi đầy oai phong xuất hiện, hộ tống phía sau là các tướng lĩnh cưỡi voi, ngựa, cuối cùng là đội hậu quân, tái hiện “đội ngũ khiêng ba” - một hình ảnh gợi tả cuộc hành binh thần tốc năm xưa của nghĩa quân Tây Sơn… tạo cho người dự lễ như được trở về với

Phần I chương trình với tên gọi “Bình Định - vùng đất mến yêu”. Trong nét nhạc lung linh huyền hoặc, xuất hiện hình ảnh các “nàng tiên” đang trình diễn những điệu múa giữa “mặt biển”; tiếp đó những hoạt cảnh diễn tả nhịp sống thanh bình, chan hòa của một vùng đất, và các “thi nhân” đề thơ… Những bài quyền và roi thể hiện bằng ngôn ngữ múa, phần nào phác họa tyuyền thống thượng võ của một vùng đất. “Bình Định - xứ sở Tuồng độc đáo” là màn diễn khá độc đáo, giới thiệu nét đặc trưng, độc đáo của nghệ thuật tuồng Bình Định…

Phần II “Nghĩa khí Tây Sơn trên khắp miền đất nước” vừa mở đầu được một lúc, bỗng nhiên trời bắt đầu mưa, càng lúc càng to… Tuy nhiên, trên sân khấu, các nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật trong nước, vẫn tiếp tục biểu diễn những màn trình diễn đặc sắc nhất. Màn múa “Tây Sơn tụ nghĩa” với sự biểu diễn của các nghệ sĩ Gia Lai, miền đất của Tây Sơn thượng đạo, với các đoạn múa luyện võ, múa cờ, múa khăn của người Kinh; hòa cùng điệu múa khiên, múa Roi Coong của người Banar.  Cảnh múa hát “Đất phương Nam và chiến thắng Rạch Gầm” do Nhà hát Ca Múa Nhạc Bông Sen và Đoàn nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang biểu diễn; cảnh “Lễ đăng quang” do Nhà hát Tuồng Đào Tấn và Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế phối hợp dàn dựng… không chỉ đặc sắc về nghệ thuật, mà còn như muốn tái hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật sự nghiệp lẫy lừng của người anh hùng Áo vải. Sự xuất hiện của hình ảnh Hoàng đế Quang Trung (do NSƯT Minh Ngọc, Nhà hát Tuồng Đào Tấn thể hiện), cùng lời đọc Chiếu hào sảng vang vọng giữa màn mưa, càng khiến người xem thêm cảm động. Điều đáng ghi nhận là phần đông các khán giả nán lại thưởng thức và cổ vũ cho chương trình đều là những người trẻ. Trên khán đài, hai bạn trẻ ướt đẫm, nhưng vẫn say sưa theo dõi chương trình. Bạn Nguyễn Kiên Trì (sinh viên Đại học Quy Nhơn), cho biết: “Đây là lần đầu tiên tỉnh nhà tổ chức một ngày hội lớn như thế này, nên dù mưa lớn thế nào, em vẫn ở lại xem và ủng hộ các diễn viên”.

Mưa càng lúc càng to, chương trình vẫn tiếp tục rộn ràng với phần III “Đổi mới và phát triển”, thể hiện nhịp điệu dựng xây và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên quê hương Bình Định. Và những người nán lại xem đã may mắn được chứng kiến khoảnh khắc “hợp long cầu Thị Nại” được tái hiện lại trên sân khấu. Đây cũng là cảnh kết đầy ý nghĩa của chương trình. 

Khép lại chương trình, màn bắn pháo hoa trên bầu trời Quy Nhơn bỗng trở nên đẹp rực rỡ hơn bao giờ hết. Trong màn mưa, những chùm pháo hoa làm rực sáng cả bầu trời Quy Nhơn, gieo vào lòng người dự hội bao náo nức, âm vang. Có chút gì đó trong mỗi người, như thôi thúc, giục giã…

  • Quỳnh Hoa - Hoài Thu

Các tin liên quan :
Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
 
 
Next Last
 
Tư vấn tiêu dùng
 Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
 HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
 Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
 iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
 6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
 3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
 Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
 Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
 Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
 Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
Diễn đàn
vietnamtradefair.com
vinalink.com
AdOriflame
Quảng cáo thương hiệu Thiết kế WEB












Doanh nghiệp Bình Định